Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

ÁC TÂM THIỆN Ý KHÔNG Ở NGƯỜI MÀ Ở MÌNH

ÁC TÂM THIỆN Ý

KHÔNG Ở NGƯỜI MÀ Ở MÌNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ngài nhận biết rõ ràng, mỗi ý niệm chẳng những chịu trách nhiệm đối với mình, mà đối với xã hội, đối với quả địa cầu đều phải chịu tránh nhiệm, chịu tránh nhiệm hoàn toàn đối với biến pháp giới hư không giới. Lời nói này chúng ta ngày nay khẳng định được rồi.

Vì sao vậy?

Khi học đến nhân đà la võng pháp giới môn, học đến vi tế tương dung môn là hiểu được rõ ràng. Trong tâm không có ý niệm ác. Chúng sanh lấy ác niệm đối với mình, mình đem thiện niệm đối với họ, như thế mới có thể giải quyết được vấn đề. 

Đức Thế Tôn đã làm bậc mô phạm cho chúng ta, khi Đức Phật còn tại thế có người hủy báng Ngài, có người chướng ngại Ngài, có người phê bình Ngài, có người hãm hại Ngài.

Ngài đã đối phó cách nào?

Trong tâm Ngài những người hại Ngài đều là Chư Phật Bồ Tát, đều là thiện tri thức, đến để khảo Ngài xem những điều Ngài giảng, Ngài học có thật hay không?

Ngài đã trải qua được sự khảo nghiệm.

Ngài có chánh niệm, chánh niệm đó là gì?

Tất cả chúng sanh vốn là Phật.

Trong giới Kinh có câu: Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, Ngài thật sự đã làm được, đây không phải là ví dụ đâu. Nếu biết quan hệ nhất thể thì sẽ hiểu được vấn đề này.

Nếu cha mẹ khiển tránh ta một cách vô lý, ta có oán giận họ chăng?

Không thể được.

Khi vô cớ hàm oan quý vị, xem quý vị có đức hạnh hay không?

Kiểm tra quý vị, xem quý vị nói là ác tâm hay thiện ý?

Ác tâm thiện ý không ở người mà ở mình. Nếu bản thân là thiện ý, tất cả ác tâm bên ngoài đến chỗ mình đều biến thành thiện ý. Người ngoài thiện ý, mình ác tâm, thiện ý bên ngoài đến chỗ mình cũng biến thành ác tâm.

Hiện tượng này rất phổ biến trong xã hội ngày nay, quý vị quan sát kỹ sẽ thấy được rõ ràng. Chỉ cần tâm địa thanh tịnh, lương thiện, sẽ nhận biết một cách rõ ràng minh bạch. Khi gặp nạn, quý vị sẽ nghĩ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Chư Phật Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, lập tức được hóa giải hết.

Dùng tâm gì?

Dùng tâm biết ơn để đối phó.

Vì sao phải dùng tâm biết ơn?

Nếu họ thật sự thiện ý thì chẳng có vấn đề gì, nếu họ bất thiện, với tâm trạng đố kỵ chướng ngại, họ đã tạo nghiệp rất nặng, phải đọa vào ba đường ác. Họ không làm tổn hại mình, nhưng đã tổn hại chính họ.

Cho nên bản thân chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, tu tập tất cả công đức hồi hướng cho họ, giúp cho họ tiêu tai giải nạn, tuy đọa vào ác đạo nhưng chịu khổ ít một chút. Sớm có ngày ra khỏi nơi đó.

Chúng ta phải học giống như tâm của Chư Phật Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, không được dùng phiền não, nếu dùng phiền não là oan oan tương báo, là sai lầm lớn. Như vậy có nghĩa là quý vị  ngang hàng với họ.

Học Phật nhiều năm như thế mà còn ngang hàng với họ, thì quý vị học đến đâu chứ?

Học Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là bậc mô phạm của chúng ta, học tập theo Ngài, gọi là chân học tập. Kinh Điển là ngôn ngữ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Trong Kinh Giáo, nếu chúng ta lãnh hội được tâm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hành vi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quý vị đều có thể đạt được, đệ tử Phật giống như Phật, trong tâm không có một người oán hận.

***