Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

BAO GỒM CẢ NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI, TRỌN CHẲNG TÁCH LÌA NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

BAO GỒM CẢ NHẤT CHÂN

PHÁP GIỚI, TRỌN CHẲNG TÁCH

LÌA NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Do vậy, chẳng những trong mỗi niệm làn sóng điện từ ấy tương ứng với Chư Phật Như Lai mà thậm chí còn tương ứng với hết thảy chúng sanh trong tam đồ, với vô tình chúng sanh, tình và vô tình, cùng viên mãn chủng trí. Những sóng ấy giống như một cái lưới, kín mít dày đặc hợp thành một thể.

Dẫu là một thể, nhưng có trật tự, không hỗn loạn tí ti nào. Giống như trong lớp học của chúng ta, chúng tôi dùng cái phòng học này để tỷ dụ vũ trụ, để sánh ví hư không pháp giới.

Chúng ta lấy những ánh đèn trong giảng đường để tỷ dụ mười pháp giới, hữu tình chúng sanh trong mười pháp giới. Dùng sóng ánh sáng để tỷ dụ làn sóng tư tưởng khi quý vị khởi tâm động niệm.

Đèn vừa bật lên, ánh sáng lập tức tỏa khắp giảng đường. Ánh sáng của mấy chục ngọn đèn ở nơi đây dung hợp thành một thể, thoạt nhìn không thể tách rời nhau, nhưng không hỗn loạn chút nào.

Vì sao?

Quý vị tắt ngọn đèn nào đi, ánh sáng của ngọn ấy không còn nữa, trọn chẳng khuấy nhiễu ánh sáng của những ngọn khác.

Sóng tư tưởng vĩnh viễn chẳng gián đoạn, không giống như những ngọn đèn của chúng ta, ngọn đèn tắt đi quả thật không còn nữa.

Tư tưởng của hết thảy chúng sanh vĩnh viễn không đoạn, vì sao?

Đây là bản năng của tự tánh, chỉ có chuyển biến, chứ không thể đoạn. Thiện biến thành ác, ác biến thành thiện, tịnh biến thành nhiễm, nhiễm biến thành tịnh. Trong ấy có biến hóa, chứ không bị đoạn, vĩnh viễn chẳng bị gián đoạn giữa chừng. Tịnh thiện thì quả báo thù thắng, nhiễm ác thì quả báo rất khổ, lục đạo tam đồ.

Hai câu này nêu rõ ý nghĩa sau đây: Niệm Phật đã từ tâm mà ra thì kết nghiệp cũng do tâm mà có. Nghiệp ấy bao gồm y báo và chánh báo trang nghiêm của mười pháp giới, bao gồm cả nhất chân pháp giới, trọn chẳng tách lìa nhân quả báo ứng.

***