Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

BỞI NẾU KHÔNG THÔNG MINH THÌ QUÝ VỊ SẼ KHÔNG LÀM ĐƯỢC NHIỀU VIỆC XẤU

BỞI NẾU KHÔNG THÔNG MINH

THÌ QUÝ VỊ SẼ KHÔNG LÀM ĐƯỢC

NHIỀU VIỆC XẤU

Giảng giải: Hòa Thượng Tuyên Hóa
 

Âm Đức dẫn lối tới thông minh

Âm Trắc dẫn nhập thông minh lộ.

Nhờ có đức hạnh cho nên quý vị mới được thông minh. Do đó có thể nói rằng chính đức hạnh đã dẫn dắt quý vị tới con đường thông minh vậy.

Thông minh nếu chẳng tin âm đức, ấy thông minh phản, thông minh hại bất tín âm trắc sử thông minh, thông minh phản bị thông minh ngộ.

Nếu đời này quý vị được thông minh, nhưng vì quên lãng nên quý vị không đi theo đường ngay nẻo phải, không tin âm đức, không làm việc thiện, chỉ cậy vào trí thông minh của mình để mưu đồ việc xấu, thì chính cái trí thông minh của quý vị sẽ hại quý vị vậy.

Vì sao ư?

Bởi nếu không thông minh thì quý vị sẽ không làm được nhiều việc xấu. Chính vì thông minh lanh lợi cho nên quý vị mới biết được những điều mà kẻ khác không thể nào ngờ tới. Do đó, cho dù quý vị làm điều mờ ám hoặc ám hại người khác, thì nhờ khôn khéo, quý vị vẫn không bị ai nghi ngờ hoặc phát giác ra được.

Cho nên, sử dụng trí thông minh mà không tin là có âm đức, thì cái trí thông minh đó sẽ trở thành chướng ngại, và là thứ thông minh có hại vậy.

Thời Tam Quốc Trung Hoa, Tào Tháo vốn là một người rất thông minh, có thể nói là thông minh còn hơn cả quỷ thần nữa. Ông ta cũng có một vài thành tựu nhờ thông minh, mưu trí. Tuy nhiên, những tác hại do cái trí thông minh xảo quyệt của ông ta gây ra cũng không phải là ít.

Những kẻ thích được thông minh sau khi nghe qua bài kệ trên, thì nên nỗ lực làm việc tốt, có ích cho nhân quần, chứ đừng mưu tính chuyện hãm hại người khác.

Để bổ sung cho phần giảng về trì giới Ba la mật, tôi kể cho quý vị nghe một công án. Vào thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn trụ thế, có hai thầy Tỳ Kheo nọ cùng nhau đi bái kiến Đức Phật. Trải qua một lộ trình dài thì hết nước uống, cả hai vị Tỳ Kheo này đều bị kiệt sức vì khát.

Giữa lúc tuyệt vọng, tưởng chừng sắp phải chết khát ấy, một vị Tỳ Kheo chợt trông thấy một cái sọ người, bên trong còn đọng chút nước, liền mừng rỡ reo lên: Có nước rồi. Chúng ta đã khát đến nông nỗi này, thôi thì hãy uống chỗ nước trong cái sọ này vậy.

Vị Tỳ Kheo kia can ngăn: Không nên. Trong nước đó có côn trùng, chúng ta không thể uống được.

Vị Tỳ Kheo thứ nhất cố thuyết phục bạn: Chúng ta đang khát khô cả cổ như vẫy, nếu uống chỗ nước này thì chúng ta sẽ thoát chết, có thể đi tiếp đến chỗ Đức Phật. Bằng không, cả hai chúng ta đành phải bỏ xác tại đây, không thể nào gặp Phật được.

Vị Tỳ Kheo kia vẫn cương quyết: Tôi thà vì trì giới mà chết. Tuy rằng không được gặp Phật, song tôi nhất định vâng theo sự dạy bảo của Ngài, dẫu có chết cũng chẳng ân hận. Vị Tỳ Kheo thứ nhất bèn uống cạn chỗ nước đọng trong cái sọ ấy, rồi một mình tiếp tục cuộc hành trình, còn vị Tỳ Kheo kia vì không chịu uống, quả nhiên phải chết khát. Sau đó, thầy Tỳ Kheo có uống nước tìm đến được chỗ Phật ngự.

Thầy tới đảnh lễ Đức Phật và thưa chuyện: Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con hai người cùng đi chung, được nửa đường thì khát nước chịu không nổi. Nhân thấy trong một cái sọ người có đọng một ít nước, con liền uống để khỏi bị chết khát, hầu có thể đến gặp Đức Thế Tôn. Còn thầy Tỳ Kheo cùng đi với con thì quá cố chấp, nhất định thà chết chứ không uống nước này bởi trong nước có côn trùng, ông ấy bảo nếu uống tức là phạm giới.

Rốt cuộc, con nhờ uống nước này nên được sống sót và được diện kiến Đức Thế Tôn, còn ông ấy không chịu uống, có lẽ giờ đây đã bị chết khát rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: Ông tưởng là Tỳ Kheo ấy chết khát rồi sao?

Tỳ Kheo ấy nhờ trì giới, nên đã khiến cho ông ấy đến gặp ta trước. Hiện giờ ông ấy đang ở đây nghe ta thuyết pháp. Trì giới quả thật là việc rất khó, song nếu có lòng thành thì Ta liền thấu rõ cảm thông. Ông tuy được gặp ta, nhưng tâm ông không chí thành vì ông giữ giới không được tinh nghiêm.

Do vậy, Tỳ Kheo kia nay đã khai ngộ chứng quả, còn ông thì vẫn cần phải tiếp tục tu hành thêm nữa. Qua công án này, chúng ta có thể thấy rằng sáu hạnh Ba la mật, trì giới, nhẫn nhục, bố thí, tinh tấn, thiền định, trí huệ cần phải được thực hành một cách chân thành, nghiêm túc. Nếu không thành tâm thành ý, chỉ làm qua loa cho xong chuyện, tất sẽ không tương ưng với Phật Pháp.

Cho nên, người xuất gia thời thời khắc khắc đều phải ghi nhớ và noi theo bốn câu kệ này mà tu hành:

Gìn lời giữ ý, thân chớ phạm

Chớ gây phiền não hại chúng sanh

Vô ích khổ hạnh cần xa lánh,

Hành giả như thế khéo độ đời

Thủ khẩu, nhiếp ư, thân mạc phạm,

Mạc não nhất thiết chư hữu tình,

Vô ích khổ hạnh đương viễn ly,

Như thị hành giả khả độ thế.

Trì giới là điều vô cùng trọng yếu, quý vị chớ lầm tưởng rằng chỉ trì giữ lấy lệ, đại khái là được. Bởi vì chỉ cần sơ hở một chút là chúng ta có thể đi sai lệch cả ngàn dặm. Cho nên, tu hành cần phải đàng hoàng nghiêm chỉnh, siêng năng cẩn thận, làm việc gì cũng phải chân thật, chu đáo, không được cẩu thả.

Tiếng từ bi. Lòng từ ban vui, lòng bi cứu khổ, tất cả những chúng sanh nghe được thứ âm thanh này của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều có thể lìa khổ được vui, thoát nạn sanh tử.

Tiếng hỷ xả. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Xả là bố thí. Vậy, hỷ xả là hoan hỷ bố thí. Từ, bi, hỷ, xả được gọi chung là tứ vô lượng tâm, tức là bốn cái tâm bao la vô lượng, từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm và xả vô lượng tâm.

Muốn tu hạnh bố thí thì cần phải sanh tâm hoan hỷ, hoan hỷ xả bỏ, vui vẻ thực hành pháp bố thí. Không nên sau khi đã xả bỏ, đã bố thí rồi, thì trong lòng lại thấy tiếc nuối, không đành. Bởi như thế tức là chưa sanh tâm hoan hỷ vậy. 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phát ra tiếng hỷ xả, khiến cho tất cả những chúng sanh nghe được âm thanh này đều sanh tâm hoan hỷ bố thí.

***