Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

BỞI VÌ SAO MÀ HIỆN TẠI BẠN KHÔNG CÓ TRÍ HUỆ VẬY? CHÍNH LÀ VÌ MƯỜI SÁU CHỮ NÀY LÀM CHO CHƯỚNG NGẠI

BỞI VÌ SAO MÀ HIỆN TẠI BẠN

KHÔNG CÓ TRÍ HUỆ VẬY?

CHÍNH LÀ VÌ MƯỜI SÁU CHỮ

NÀY LÀM CHO CHƯỚNG NGẠI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ngày hôm qua tôi đã báo cáo với các vị, thầy Giang Dật Tử đã vẽ bức tranh Địa Ngục Biến Tướng Đồ. Bức tranh này của ông sẽ được triển lãm ở tại Nhật Bản vào giữa tháng mười một năm nay.

Hiện tại chúng tôi đã tìm được hai chỗ để triển lãm tại Nhật Bản là Kyoto và thành phố Nara, ông có thể triển lãm cùng lúc. Các đạo hữu Nhật Bản bên đó cũng rất là hiếm có, mong muốn, mời chúng tôi cùng đến giảng Kinh trong khi triển lãm.

Tôi vừa nghe mời tôi đi giảng Kinh, tôi liền nghĩ đến việc kiến nghị với họ, hy vọng họ làm Phật Học giảng tọa, những buổi tọa đàm về Phật Học tại Kyoto bảy ngày, ở Nara bảy ngày. Cũng như năm xưa tôi ở Đài Loan làm những buổi tọa đàm đại chuyên Phật Học trong kỳ nghỉ đông nghỉ hè giống như vậy. Phương thức này có thể thúc đẩy công tác giảng Kinh dạy học tại Nhật Bản.

Đây là một việc tốt. Các vị muốn phát tâm tùy hỷ để làm bức tranh này, loại tranh này hiện tại đại khái cũng có rất nhiều cách, trước mắt là tạo theo kích thước bản gốc, là phục chế. Phục chế không phải là in chụp lại, mà là chế tác từng tấm từng tấm một. Loại vật liệu để làm nó là một loại vật liệu đặc biệt, có thể chống nước.

Tôi nghe nói loại tranh này khi bị dơ, có thể dùng khăn để lau sạch. Nó không phải là giấy, giống như là bằng nhựa vậy, màu sắc cũng rất đẹp, không bị phai màu, đem nó phơi dưới ánh nắng mặt trời một tuần lễ cũng không bị phai màu. Đã làm thử nghiệm rồi, ít nhất cũng có thể lưu giữ được trên một trăm năm, cho nên loại vật liệu này rất đặc biệt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng định làm loại gấp lại thành quyển, in bằng giấy, giá tiền cũng tương đối rẻ, thuận tiện cho việc lưu thông. Trong tương lai còn có thể làm thành bưu thiếp, làm truyện tranh. Đương nhiên việc đầu tiên chúng tôi nghĩ đến chính là muốn làm thành đĩa VCD.

Làm đĩa thì trong đó sẽ có giải thích, làm thành đĩa thì giá thành là rẻ nhất. Cả bức tranh của ông làm thành một cái đĩa, đại khái một hai đồng là cùng, lại còn có thể lưu hành số lượng rất lớn.

Lưu hành bằng đĩa, ở nhà bạn chỉ cần có Ti vi là có thể xem, có thể có giải thích. Về công đức phát tâm làm việc này, tiền bạc, tại Đài Loan có thể giao cho Pháp Sư Ngộ Đạo. Thầy Ngộ Đạo có thể đến đây hôm nay hoặc ngày mai.

Tôi ủy thác cho thầy làm thay tôi tại Đài Loan. Ở hải ngoại thì do Học Viện Tịnh Tông Úc Châu của chúng ta làm. Học Viện Tịnh Tông đã mở riêng một tài khoản ở ngân hàng để chuyên làm công việc này. Chúng tôi cũng rất chăm chỉ nỗ lực mà làm, hy vọng giữa tháng mười một năm nay chúng tôi có thể đem ra triển lãm.

Thầy Giang vẫn còn có một số tác phẩm khác nữa, đều là những bức tranh về Phật Bồ Tát, sẽ triển lãm cùng lúc ở bên đó. Chúng tôi cũng muốn ghi hình lại toàn bộ quá trình triển lãm, tương lai đều có thể lưu hành trên mạng internet và trên truyền hình vệ tinh, mọi người đều có thể xem thấy được.

Thời gian trôi qua rất nhanh, hình như thời gian cũng đã hết rồi. Nói tóm lại, bộ Kinh này các vị nghe tôi giảng, các vị có thể thấy rằng mỗi câu mỗi chữ trong Kinh đều có vô lượng nghĩa, giảng không hết. Cho nên bộ Kinh Hoa Nghiêm này phải cần đến hai mươi ngàn giờ đồng hồ mới có thể giảng hết.

Khi tôi nói chuyện với các giáo sư và hiệu trưởng của trường đại học, họ hỏi tôi việc giảng những bộ Kinh này. Tôi nói một khóa trình tôi phải giảng mấy chục ngàn giờ, họ đều giật cả mình. Cả đời họ cũng giảng không nổi nhiều giờ đến như vậy, mới biết được những Kinh Điển này tinh thâm uyên bác.

Tiếp xúc với rất nhiều Tôn giáo khác, các mục sư cha xứ cũng hỏi tôi, họ nói: Thưa Pháp Sư! Kinh Điển của chúng tôi không bằng Kinh Phật.

Tôi nói với họ: Phật nói pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Phật nói pháp môn bình đẳng thì đã bao gồm Kinh Điển của các vị, đó cũng là một pháp môn, không có cao thấp. Tôi nói Kinh Điển của các vị mà đưa tôi giảng thì cái ý cũng vô lượng vô biên. Đây là do người giảng không như nhau, không phải Kinh Điển không như nhau. Kinh Điển đều như nhau cả.

Tôi giảng Kinh Coran, Tân Cựu Ước cho bạn thì cũng giống y như Kinh Hoa Nghiêm vậy, nhất định không có khác nhau. Cho nên tôi khuyến khích họ phải thật làm, phải buông bỏ tự tư tự lợi, phải buông bỏ danh văn lợi dưỡng, phải buông bỏ ngũ dục lục trần, phải buông bỏ tham sân si mạn. Họ nghe tôi nói như vậy xong liền chau mày lại, cái này thì không dễ chút nào.

Vì sao vậy?

Vì những thứ này đang chướng ngại trí huệ các vị. Trí huệ của các vị cùng trí huệ của tôi, trí huệ của Chư Phật Như Lai, trí huệ của Thượng Đế, trí huệ của các Thánh Thần đều không khác nhau.

Bởi vì sao mà hiện tại bạn không có trí huệ vậy?

Chính là vì mười sáu chữ này làm cho chướng ngại. Các vị hãy nghĩ thử xem, chúng ta bất luận là học pháp môn gì, trước tiên phải buông bỏ những cái này.

Không thể nào có tự tư tự lợi, không thể nào có tham sân si mạn, không thể có danh văn lợi dưỡng, không thể có ngũ dục lục trần. Nên biết những thứ này đã hại chúng ta khổ đời đời kiếp kiếp từ vô lượng kiếp đến nay, vẫn còn chưa buông bỏ, vậy thì chính là kẻ thật sự ngu si rồi.

***