Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

CHÚNG TA PHẢI BUÔNG TỰ TƯ TỰ LỢI XUỐNG, BUÔNG DANH VĂN, LỢI DƯỠNG XUỐNG

CHÚNG TA PHẢI BUÔNG TỰ

TƯ TỰ LỢI XUỐNG, BUÔNG

DANH VĂN, LỢI DƯỠNG XUỐNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nếu như nay chúng ta nỗ lực thực hiện, trước hết phải đoạn kiến tư phiền não.

Bắt đầu đoạn từ đâu?

Điều này chúng tôi thường nói, thường khuyến khích các đồng học, tôi cũng nghiêm túc nỗ lực học tập: Chúng ta phải buông tự tư tự lợi xuống, buông danh văn, lợi dưỡng xuống, buông sự hưởng thụ ngũ dục, lục trần xuống, buông tham sân si mạn xuống.

Đấy là cái ải đầu tiên. Nếu vẫn còn những thứ này thì ngay cả ngoài rìa pháp đại thừa chúng ta cũng chẳng sờ đụng được, làm tới, làm lui cũng vẫn là tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi.

Làm thế nào để không mắc lầm lỗi?

Phải thật sự buông xuống được, buông xuống rồi quý vị mới có thể thấy thấu suốt. Thấy thấu suốt thì trí huệ hiện tiền, hoảng nhiên đại ngộ. Đại ngộ có nhiều mức độ. Hoảng nhiên đại ngộ nói thật ra chỉ là ngộ một chút. Qua mấy ngày, hoặc mấy tháng, lại có một lần hoảng nhiên đại ngộ khác, lại ngộ nhiều hơn một tí.

Cổ Đức thường nói: Chúng ta tích tiểu ngộ thành đại ngộ, tích đại ngộ thành đại triệt đại ngộ. Nếu quý vị muốn khai ngộ mà không buông phiền não tập khí xuống được thì quý vị không thể ngộ nổi. Những gì Phật, Bồ Tát nói trong Kinh Điển, chúng ta nghe xong, nói thật ra dường như hiểu mà không phải hiểu, chứ không thật sự hiểu.

Thật sự hiểu thì tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, và hành vi của chúng ta sẽ biến đổi, khác với lúc chưa hiểu, hoàn toàn khác hẳn. Khi chưa hiểu, quý vị là phàm phu. Thật sự hiểu thì quý vị là Thánh Nhân, siêu phàm nhập Thánh, phá mê khai ngộ. Tâm tư, hành vi và biểu hiện của Thánh Nhân là bỏ mình vì người.

Quý vị hãy chú tâm quán sát sẽ thấy khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, hành vi của các Ngài hoàn toàn tương ứng với những gì Kinh Điển đã nói. Quý vị hãy chú tâm quan sát những lời các Ngài nói, những điều các Ngài làm được Kinh Điển gọi là sở hạnh của Phật, Bồ Tát.

Thế thì chúng ta hãy chú tâm quan sát Thích Ca Mâu Ni Phật, thấy hạnh nghiệp cả một đời Phật có giống với những gì đã giảng trong Kinh hay không?

***