Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

ĐOẠN ÁC TU THIỆN THÌ PHƯỚC BÁO CỦA BẠN SẼ THÙ THẮNG HƠN

ĐOẠN ÁC TU THIỆN THÌ PHƯỚC

 BÁO CỦA BẠN SẼ THÙ THẮNG HƠN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Bạn tạo tác tất cả tội nghiệp mà vẫn chưa có gặp ác báo, là nguyên nhân gì?

Do trong đời quá khứ, bạn tạo phước quá lớn. Trong đời nay bạn tạo tác tội nghiệp, đương nhiên là tổn phước, sau khi tổn phước rồi bạn vẫn còn dư phước, vẫn còn dư nhiều nên bạn vẫn đang hưởng phước, đạo lý là như vậy.

Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, đoạn ác tu thiện thì phước báo của bạn sẽ thù thắng hơn, đời đời kiếp kiếp cũng hưởng không hết. Đây đều là lời chân thật.

Vì vậy, người vì sao phải tạo tội nghiệp?

Cổ Nhân cũng có cách nói khác, nói là Tam Thi Thần chính là tam hồn, hồn phách của một con người. Chúng ta thường nói ba hồn, bảy vía, là cách nói của người cổ xưa.

Đạo gia có cách nói của Đạo Gia: Nhân hồn hữu tinh, nhân tinh hữu phách, nhân phách hữu thần, nhân thần hữu ý.

Cách nói của họ là như vậy, nói nguồn gốc của hồn phách. Họ nói, thánh nhân đối với tất cả cảnh giới, họ không dùng tâm vọng tưởng mà dùng chân tâm.

Sao gọi là chân tâm?

Chân tâm là không có vọng niệm. Dùng cái tâm này đối với cảnh giới bên ngoài là thuần thiện.

Ai biết dùng loại tâm này vậy?

Nói lời thành thật chỉ có Phật Bồ Tát, người chân thật giác ngộ.

Trong Kinh Thanh Tịnh nói: Nhân thần ưa thanh tịnh. Tâm vọng tưởng, phiền não của chúng ta làm nhiễu loạn thanh tịnh. Tâm xưa nay vốn là thanh tịnh, nhưng bị dục vọng làm dao động nên tâm của bạn không thanh, không tịnh. Tâm không thanh, không tịnh là phàm phu. Tâm thanh tịnh chính là tự tánh. Tâm thanh tịnh chính là chân tâm.

Hồi phục tâm thanh tịnh, có thể dùng tâm thanh tịnh đối nhân xử thế tiếp vật, người này chính là Phật Bồ Tát. Chúng ta từ trong Kinh Điển cần thể hội được tầng ý nghĩa này.

Mục đích cao nhất của người học Phật chính là chuyển phàm thành Thánh. Nhà Phật thường nói, giáo dục của Phật Đà dạy người ba cái chuyển biến.

Thứ nhất là chuyển ác thành thiện, thứ hai là chuyển mê thành ngộ, thứ ba là chuyển phàm thành thánh. Bạn phải biết bắt đầu chuyển từ đâu.

Tâm của chúng ta vốn dĩ là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, từ bi, nhưng hiện nay năm điều này thảy đều không còn nữa, biến thành hư ngụy, nhiễm ô, kiêu mạn, ngu si, tự tư tự lợi.

Chúng ta thử nghĩ có phải như vậy không?

Bản thân ta như vậy, thử nhìn lại xung quanh, người khác cũng như vậy, cho nên thế gian này mới có kiếp nạn, mới có thiên tai nhân họa. Chúng ta hiện nay sống trên bờ vực của cái tai nạn lớn này, có thể sẽ rất nhanh chóng gặp phải.

Làm thế nào cứu vãn?

Làm thế nào có thể tránh khỏi đây?

Tránh hung tìm kiết, quan niệm này cổ kim, trong ngoài, tất cả mọi người đều biết, nhưng cách tránh hung tìm kiết như thế nào thì không biết.

Ở nơi này có tai nạn, không tốt, chúng ta tìm một nơi khác để di dân, có được không?

Không chắc!

Ngạn ngữ nói: Tại kiếp nan đào, có số kiếp này, bạn trốn đến nơi nào cũng đều vô ích, bạn vẫn phải chịu kiếp nạn này. Đây là chân lý, là đạo lý nhất định.

***