Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

KHÔNG NGHE LỜI NGƯỜI XƯA, THIỆT THÒI NGAY TRƯỚC MẮT, KHÍ THƯỜNG TẮC YÊU HƯNG

KHÔNG NGHE LỜI NGƯỜI XƯA,

THIỆT THÒI NGAY TRƯỚC MẮT,

KHÍ THƯỜNG TẮC YÊU HƯNG

Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
 

Khổng Tử trở thành Thánh Nhân, thái độ nghiên cứu học vấn quan trọng nhất chính là thuật nhi bất tác, tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương văn võ, hoàn toàn thành kính, thật lòng tiếp nhận lời giáo huấn của Thánh Hiền, nỗ lực thực hiện.

Ngài đã trở thành bậc chí Thánh Tiên Sư, thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, tin tưởng lời giáo huấn của cổ Thánh Tiên Hiền. Cho nên, người tin tưởng Tổ Tiên là người có phước báu nhất.

Các vị xem thời đại này của chúng ta, toàn bộ những vấn đề và nguy hiểm khó khăn nảy sinh trong gia đình và xã hội của tất cả người hoa chỉ cần nói một câu là xong: Không nghe lời người xưa, thiệt thòi ngay trước mắt, khí thường tắc yêu hưng. Chúng ta lìa bỏ luân thường đạo đức, lìa bỏ cang thường.

Những điều này thì Tổ Tiên nhấn mạnh nhất mới xảy ra những vấn đề này. Lúc đó, khi viết đoạn này là giai đoạn đầu của Trinh Quán, từ chỗ này chúng ta có thể nhìn thấy niềm tin của Ngụy Thừa Tướng đối với lời giáo huấn của Tổ Tiên.

Trong lời tựa đã nói trước: Bất tật nhi tốc, quả thật là Trinh Quán Chi Trị đã làm được. Hoàng Đế đều dùng những Đại Thần có trí tuệ giống như vậy là phước của Quốc Gia. Sùng nguy nguy chi thạnh nghiệp, khai đãng đãng chi vương đạo. Nguy nguy thật ra cũng là hình dung từ của cao quý, gây dựng cơ nghiệp cao quý, cũng là làm cho Nhà Đường ổn định lại, có thể phát triển nền tảng lâu dài, cơ nghiệp cao quý của Thánh Hiền.

Khai đãng đãng chi vương đạo. Chữ đãng đãng này là rất rộng lớn, bằng với việc mở rộng, lấy đạo lý nhân nghĩa trị quốc rộng lớn mà trị thiên hạ. Trước đời Nhà Đường mấy trăm năm, chiến tranh loạn lạc, người lãnh đạo không để người dân ở trong tâm nên mới tạo ra hậu quả như vậy.

Cho nên, điều này đã thể hiện rõ ràng, lấy đạo lý nhân nghĩa trị thiên hạ thì mới được những quốc gia chung quanh. Các dân tộc gọi Đường Thái Tông là Thiên Khả Hãn, có nghĩa là người chủ chung của thiên hạ.

Khả cửu khả đại chi công. Khả cửu khả đại là bộ sách này. Cho nên theo bộ sách này mà có được Trinh Quán Chi Trị, hưng thịnh như có thể vạn đời không nhạt phai, công lao và thành tích tồn tại vạn đời không phai nhạt. Không chỉ công lao và thành tích của thời đại đó, mà toàn bộ sau đời Nhà Đường, tôi tin là mỗi một thời đại hưng thịnh đều có đọc qua Trinh Quán Chánh Yếu.

Trinh Quán Chánh Yếu là do Ngô Căng viết. Ngô Căng đời Nhà Đường, sau Trinh Quán thì sưu tập toàn bộ tài liệu của thời kỳ Trinh Quán để viết thành bộ sách đó. Thật sự là tinh thần của Trinh Quán trường tồn, hơn nữa vẫn có lợi ích về chính trị cho đời sau, vì vậy bộ sách này có thể được gọi là Khả cửu khả đại chi công.

Bính Thiên Địa chi Trinh Quán. Chữ bính là, bộ Pháp Điển, Thánh Điển này cùng tồn tại với Đất Trời. Bởi vì chữ Trinh có nghĩa là chánh, có nghĩa là đại. Quán là đạo lý, cũng có thể là triển thị cấp nhân khán, nghĩa là dùng chánh đạo hiển thị cho mọi người xem. Thật ra là nói bộ sách này chính là một Bộ Kinh Điển rất hay, hơn nữa nó có thể là Kinh Điển tồn tại cùng với Trời Đất.

Bính Thiên Địa chi Trinh Quán, lúc đó lấy tên là Trinh Quán, lúc đó vẫn chưa có kết quả. Chúng ta xem, mỗi thời đại phải có chí khí, quyết chí mà làm thì sẽ thành tựu. Cho nên, một vị Hoàng Đế khi lập niên hiệu cho chính mình, Nhà Vua rất thận trọng, bởi vì đó là mục tiêu của Nhà Vua, niên hiệu của Nhà Vua nên rất thận trọng.

Thưa chư vị Học Trưởng! Khi đặt tên cho con thì các vị có thận trọng không?

Kỳ lạ, chuyện đặt niên hiệu và chuyện đặt tên cho con thì có liên quan gì chứ?

Xin thưa với các vị, chúng tôi vừa nhìn thấy câu nói này của Ngụy Thừa Tướng: Dẫn nghi thân chi, xúc loại nhi trưởng, cử nhất phản tam. Một đứa bé vào trong gia đình của các vị là một cái duyên, tên mà các vị chọn là mục tiêu cho cả cuộc đời của đứa bé, làm sao mà không thể thận trọng được chứ.

Mấy câu này có thể cảnh giác cho cuộc đời của chúng ta. Nhật dụng nhật tân chi đức. Tuân theo Bộ Kinh Điển này để tu dưỡng bản thân mình, đức hạnh sẽ tiến bộ từng ngày. Thật ra, đức hạnh con người nếu không tiến bộ mỗi ngày thì sẽ bị thoái, không tiến thì sẽ thoái.

Trong Đệ Tử Quy có nói: Quá năng cải, quy ư vô. Đức nhựt tiến, quá nhật thiểu. Năng thân nhân, vô hạn hảo. Một ngày không thân cận với Thánh Hiền thì tập khí liền trổi dậy, hoặc là sẽ bị nhiễm rất nhiều tập khí không tốt. Chúng ta học tập Quần Thư Trị Yếu có một nguyên tắc, đó là một ngày không thể không xem. 

Từ ánh mắt của mọi người, tôi cảm nhận được nội dung chúng tôi chia sẻ lần trước các vị đã quên cũng nhiều. Lần trước chúng tôi đặc biệt nói đến một điều.

Có vị học trưởng nào sẽ nói: Thưa Thầy Thái! Hiện giờ cần nói điều gì, tôi nói được không?

Có ai không?

Lẽ nào các vị để cho tôi hôm nay không ngủ được sao?

Có ai nghĩ ra hiện giờ tôi muốn nói điểm quan trọng nào của bài học không?

Tuy là hiện giờ tôi sắp muốn khóc nhưng phải nén lại.

Lần trước chúng tôi nói đến: Thủ bất thích quyển. Đây là thành ngữ, là sự hiểu biết. Tiến thêm một bước, phải biến thành cuộc sống của chúng ta, phải trở thành hành vi cụ thể.

Xin hỏi, mọi người hiện giờ trong mấy cái gói đó có quyển sách cầm tay hay không?

Vãng Tinh Tập của Đại Sư Hoằng Nhất, Cách Ngôn Biệt Lục, có thời gian nên nhanh chóng huân tập, rất quan trọng. Mỗi một đạo lý phải nhanh chóng kết hợp với cuộc sống đời người, đây mới là thực học. Cổ Nhân học vấn vô dị lực, thiếu tráng công phu lão thủy thành, chỉ thượng đắc lai chung giác thiển, tuyệt tri thử sự yếu cung hành.

Sau khi học mỗi một câu, cung hành chính là phải áp dụng, phải thực tiễn mới có lợi ích. Tự bản thân mình được lợi ích thì mới có thể mang lợi ích cho người khác, tự mình không được lợi ích thì làm sao giúp người khác có được lợi ích.

Cho nên, thủ bất thích quyển. Giả như tôi xem đoạn văn của Quần Thư Trị Yếu, cả đoạn có ba câu nói làm cho tôi đặc biệt ngộ sâu, liền viết ra trên một tờ giấy, bỏ vào trong túi, lấy ra xem liên tục mấy ngày để huân tập. Xem đi xem lại thì liền nhập tâm. Kiến thức, thư sơn hữu lộ cần vi kinh, vẫn là phải nhờ vào sự cần cù mà hạ công phu.

Tương kim kính dĩ trường huyền. Các vị xem, Ngụy Đại Nhân đã hội tập trí tuệ của các vị Đại Thần, Ngài rất tin tưởng bộ sách này giống như gương sáng, hơn nữa là trường huyền. Trường huyền là vĩnh viễn treo lên trên cao.

Cái gương có tác dụng gì?

Chiếu sáng, chiếu sáng cho đời sau, để cho đời sau lấy đó làm gương. Chúng tôi đọc đến đoạn này, nghĩ đến bộ sách này, hơn một ngàn năm nay trong xã hội người Hoa chúng ta đã bị mất đi, lưu truyền qua đến Nhật Bản. Tổ Tiên từ bi, âm thầm phù hộ, vào thời Nhà Thanh bộ sách này đã quay trở về.

Sau đời Nhà Thanh Trung Diệp, dần dần người đi học không còn làm tấm gương nữa, biết nói mà không cố gắng thực hiện, cho nên đã hình thành từ những năm cuối đời Nhà Thanh cho đến hiện nay cả xã hội người Hoa phê phán văn hóa của chính mình, thậm chí còn cảm nhận rằng do văn hóa mà đã làm cho dân tộc chúng ta bị suy yếu.

***