Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

MỘT NGƯỜI CÓ TÂM TỪ BI, NGƯỜI CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG, ĐỜI SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH ĐỀU RẤT TIẾT KIỆM, TIỀN TÀI DƯ RA ĐỀU CÓ THỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

MỘT NGƯỜI CÓ TÂM TỪ BI,

NGƯỜI CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG,

ĐỜI SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH ĐỀU

RẤT TIẾT KIỆM, TIỀN TÀI DƯ RA

ĐỀU CÓ THỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Người xưa kỳ vọng đối với người đi học, quang minh chánh đại, đường đường quân tử. Do đây có thể biết, Nhà Nho nói tiêu chuẩn của quân tử là hai câu này phải làm được.

Nhà Nho dạy học ở nơi thành tích cũng là ba đẳng cấp, đó là Quân Tử, Hiền Nhân và Thánh Nhân. Đây là mục tiêu giáo học. Cho nên nói, đi học chí ở Thánh Hiền, làm Thánh, làm Hiền. Quân Tử là nền tảng của Thánh Hiền. Nếu muốn làm Thánh Nhân, Hiền Nhân phải làm được tám chữ này.

Phật Pháp nói được càng thấu triệt, giáo học Phật Pháp thành tựu cũng phân ba cấp, A La Hán, Bồ Tát và Phật. Nhà Nho gọi A La Hán là Quân Tử, Bồ Tát là Hiền Nhân, Phật là Thánh Nhân.

Tuy thành tích ba giai đoạn này gần giống nhau, nhưng trên thực tế cao thấp khác biệt rất lớn. Giáo học Nhà Nho là giáo dục của một đời, bắt đầu từ thai giáo, đến sau cùng là già chết, thận chung truy viễn.

Thế nhưng giáo học của Phật Pháp thì là ba đời, có đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai. Ở nơi không gian mà nói là tận hư không, khắp pháp giới. Đây là chỗ nội dung không bằng của giáo học Nhà Nho.

Cho nên, giáo học Phật Pháp nói được rất tường tận, rất chu đáo. Sau khi hiểu rõ chúng ta liền biết được, làm một người thiện, làm một người tốt là việc phải nên làm. Không nên làm người ác, không nên làm một người bất thiện. Cùng với người thiện thì đây là việc thật vui mừng.

Chúng ta mong cầu cả nhà thiện, một nước thiện, một thế giới đều thiện. Bạn có tâm nguyện này, có loại hành trì này thì liền tương ưng với Phật Đạo. Đương nhiên ở chỗ này nói tà kính, ám thất, bạn đích thực đều có thể làm đến bất lý, bất khi.

Người thế gian ở thời quá khứ đều biết vì con cháu mà cầu phước. Người hiện tại thì rất ít, thực tế mà nói họ đều vì chính mình, có thể quan tâm đến một nhà, quan tâm đến vợ, con cái thì xem như là không tệ.

Hiện nay con cái ít quan tâm đến cha mẹ, thực tế mà nói là không thấy nhiều, đây chính là Nhà Nho đã nói nhà không ra nhà, nước không ra nước. Nhà là gốc của nước, là kết hợp của ân nghĩa. Quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, đó mới là có ân, mới là có nghĩa.

Nếu như chỉ quan tâm chính mình, tự tư tự lợi thì ân nghĩa đều không có. Ân nghĩa đương nhiên là thiên tánh, cũng cần phải tài bồi ngày sau.

Nếu như hoàn cảnh ngày sau bất lợi, ân nghĩa liền bị lợi dục che lấp, thế là người chỉ biết tranh danh đoạt lợi, hành vi việc làm, vong ân bội nghĩa, vậy thì tất cả tạo tác, khởi tâm động niệm của họ chính là chỗ này nói hai câu lý tà kính, khi ám thất, họ không phải bất lý, không phải bất khi.

Cho nên, giáo dục quan trọng hơn bất cứ thứ gì, chỉ có giáo dục mới có thể bù đắp được chỗ thiếu sót của ngày trước, mới có thể hoàn thành túc căn sáng lạn. 

Do đó Đại Thánh Đại Hiền của thế xuất thế gian, không có một ai mà không toàn tâm toàn lực từ nơi công tác giáo dục, nhất là chú trọng giáo dục gia đình cùng giáo dục xã hội. Chỉ cần đem hai sự việc này làm cho tốt, xã hội tự nhiên an định, thế giới nhất định hòa bình.

Phải làm thế nào cho tốt thì hai câu nói này là quan trọng. Hai câu nói này là thân giáo, là ý giáo, trong nhà Phật gọi là tam luân thuyết pháp. Tam luân là nói thân, khẩu, ý.

Thân phải là một tấm gương tốt, làm mô phạm cho người khác xem, đặc biệt là con cái của bạn, làm cha mẹ phải làm tấm gương tốt cho con cái. Ngay từ nhỏ, một ngày từ sớm đến tối chúng nhìn thấy ngay trong tầm mắt thì ấn tượng này rất sâu sắc.

Cho nên, nếu muốn dạy con cái làm người tốt thì cha mẹ phải làm tấm gương tốt. Đứa bé này tương lai lớn lên tự nhiên hiền huệ.

Cùng đồng đạo lý, ở trường học, nếu thầy giáo muốn học sinh của chính mình tương lai có thành tựu, có cống hiến đối với xã hội, đối với chúng sanh thì thầy giáo phải làm ra tấm gương tốt cho học trò. Ở giai đoạn học trò này, năng lực mô phỏng đặc biệt mạnh.

Ở trường cùng học với thầy, ở nhà học tập với cha mẹ. Nếu cha mẹ không thể làm ra tấm gương tốt, thầy giáo không thể làm ra tấm gương tốt mà muốn học trò đời sau có thành tựu, vậy thì rất khó. Ngày nay mọi người có quan niệm, có một sự nhận biết sai lầm, cho rằng bạn có kỹ thuật, có thường thức khoa học, có năng lực kiếm tiền thì bạn chính là con cái tốt, là học trò giỏi.

Quan niệm này là sai rồi. Ngày nay các quốc gia tiến bộ trên thế giới, đích thực có năng lực, có kỹ thuật, có nhà khoa học, có thường thức khoa học, mỗi ngày họ đang phát minh, đang chế tạo.

Chế tạo cái gì?

Vũ khí mũi nhọn. Không phải người thông thường có thể làm ra được.

Họ chế tạo ra những thứ này để làm gì?

Để giết người, để hủy diệt thế giới.

Cha mẹ có con cái như vậy, thầy giáo có học trò như vậy, bạn có thể có cảm giác vinh dự hay không?

Đây là một quan niệm sai lầm rất lớn. Nuôi dưỡng con cái, dạy một học trò, tương lai chúng chế tạo vũ khí khoa học kỹ thuật cao để hủy diệt thế giới, tự nhiên không bằng nuôi một đứa con tốt, dạy một học trò tốt, để chúng có thể tạo phước cho xã hội, tạo phước cho mọi người.

Hai việc này phải nên so sánh, chúng ta làm thế nào chọn lựa. Đây là trí tuệ, là phước đức. Các vị cần phải chân thật tham thấu đạo lý này. Phàm hễ có ảnh hưởng phụ đối với chúng sanh, đối với xã hội thì đều là tà kính. Giới luật nhà Phật nghiêm khắc ngăn cấm không được chế tạo công cụ sát sanh.

Ngày xưa, bạn chế tạo dao, súng, cung tên, đây đều là sát sanh, giới luật nhà Phật nghiêm cấm. Không những không thể chế tạo, mà ngay đến mua bán đều là phạm giới, phá giới. Vào thời xưa, những công cụ, binh khí sát sanh, thực tế mà nói mức độ tổn hại đối với chúng sanh rất nhỏ, giết một súc sanh nhỏ còn cần phải tổn phí không ít khí lực.

Hiện tại chỉ cần ấn nút thì một quả bom nguyên tử sẽ phát nổ, mấy trăm vạn người mất mạng, đây là vinh dự sao?

Nếu như nói vinh dự thì đó là vinh dự của Ma Vương, vinh dự của quỷ quái, không phải vinh dự của người. Bi ai của người, bi ai của Thiên Nhân, tà ma cảm thấy vinh dự. Ngày nay hai chữ tà kính này, ý nghĩa so với ngày xưa thật là quá lớn, quá nhiều. Ám thất, ý nghĩa của chữ này cũng rất sâu, chỗ mà người khác không nhìn thấy, bạn ở riêng một nhà, đây là ý nghĩa văn tự biểu hiện.

Thâm nghĩa của nó, tinh nghĩa của nó là ý niệm giấu ở ngay trong nội tâm của bạn. Dưới Trời trong gió mát cùng gặp mặt đối diện với người khác, người ta cũng không biết bạn giữ là cái tâm gì, bạn khởi lên ý niệm gì.

Đây cũng gọi là ám thất. Chúng ta có thể thấy, ý nghĩa của ám thất cũng rất sâu, rất rộng. Chân thật làm được ở mọi lúc, mọi nơi, không tự gạt mình, không gạt người, công phu thành kính. Đại Sư Ấn Quang dạy chúng ta phải tồn thành, tận phận.

Tồn thành là chúng ta giữ tâm. Tám chữ này là giữ tâm. Tận phận. Phận là bổn phận. Tận phận là tận bổn phận của chúng ta. Lợi ích xã hội, lợi ích chúng sanh, nhất định không nên vì chính mình. Vì chính mình là chắc chắn có lỗi lầm.

Bạn muốn hỏi tại vì sao?

Vì chính mình là mê, vì chúng sanh là giác. Vì chúng sanh, chính mình cũng là một chúng sanh, đại công vô tư. Do đây có thể biết, vì chúng sanh là vì đại ngã, vì chân ngã.

Vì chính mình là vì tiểu ngã, vì giả ngã. Đạo lý này nhất định phải hiểu, chân tướng sự thật này nhất định phải rõ ràng, tường tận thì bạn mới thấu hiểu ý nghĩa của hai câu nói này, bạn mới biết hai câu nói này phải nên làm thế nào, hơn nữa là không làm thì không được.

Hai câu nói này là thâm tâm trong bồ đề tâm. Thâm tâm hiếu thiện hiếu đức, chân thật hiếu lạc, không hề thêm chút miễn cưỡng nào bên trong. Tạo phước, tích công bồi đức đều từ trên nền tảng này mà mở rộng. Cho nên, nếu không giữ tâm như vậy, không cần nói tu hành, bạn khó rồi. Bạn ở thế gian này, muốn cầu phùng hung, hóa kiết, tiêu tai, khỏi nạn đều không làm được.

Nhà Phật không luận một tông phái nào, tu hành đều chú trọng tu từ căn bản. Hai câu này là đại căn đại bổn, ý nghĩa sâu rộng vô tận. Hy vọng đồng tu chúng ta phải lưu ý, phải nỗ lực học tập.

Hôm qua chúng ta đã giảng đến tu tích tồn thành. Hai câu bất lý tà kính, bất khi ám thất là căn bản làm người học Phật. Thánh Hiền của thế xuất thế gian dạy bảo tất cả chúng sanh, quan trọng thứ nhất chính là dạy chúng ta có năng lực phân biệt thiện ác. Mục tiêu giáo học của Phật Pháp có ba tầng lớp, chúng ta ở ngay trong lúc giảng giải cũng thường hay nhắc đến.

Giai đoạn thứ nhất là dạy người đoạn ác tu thiện.

Giai đoạn thứ hai là dạy người phá mê khai ngộ.

Giai đoạn thứ ba là chuyển phàm thành Thánh. Căn bản của nó ở ngay hiện tiền.

Giai đoạn thứ nhất, nếu như chúng ta đối với thiện ác đều không thể nhận biết thì ác làm sao có thể đoạn, thiện làm sao có thể tu?

Cho nên có năng lực phân biệt rõ ràng cái gì là thiện, cái gì là ác, đây nhà Phật gọi là khai ngộ, chân thật khai ngộ. Thế nhưng hai chữ này, thực tế mà nói không dễ gì làm cho rõ ràng. Nếu chúng ta không ở ngay nơi đây mà hạ công phu tu học Phật Pháp mục tiêu thứ nhất, thì chúng ta rất khó đạt đến. Mục tiêu thứ nhất đạt đến thì mới chắc chắn không đọa ba đường.

Hai chữ thiện ác này, làm thế nào phân biệt?

Trong quyển sách này chính là một tiêu chuẩn, một tiêu chuẩn rất tốt. Từ trên nguyên lý, nguyên tắc mà nói, nó đem hai phương diện thiện và ác nói được tường tận. Thế nhưng người hiện đại chúng ta tâm ý qua loa, cho dù đem thiên văn chương này đọc qua ba ngàn lần cũng chưa chắc có năng lực phân biệt thiện ác.

Cho nên ác không dễ gì đoạn trừ, thiện rất khó mà tu tích, đạo lý chính ngay chỗ này. Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, hai chữ này nếu không làm được cho rõ ràng thì là mê hoặc.

Trong lòng mê hoặc, ác nghiệp vẫn tiếp tục tạo, tuy miệng của bạn chưa tạo, thân chưa tạo, nhưng ý của bạn đang tạo. Niệm niệm tương ưng với ác, không tương ưng với thiện, niệm Phật như vậy đối với việc vãng sanh sẽ tạo thành chướng ngại rất lớn, chúng ta không thể không biết.

Cho nên, Đại Sư Ấn Quang ngay trong một đời cực lực đề xướng Liễu Phàm Tứ Huấn, Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư. Ngài rất là xem trọng nên vào thời đại đó, Ngài phiên ấn lưu thông hơn ba trăm vạn cuốn, đích thực làm cho người kinh ngạc.

Tại sao Ngài phải làm như vậy?

Mục đích chẳng ngoài cứu vãn kiếp vận, giúp đỡ người niệm Phật bình bình an an được sanh Tịnh Độ. Người xưa thường hay khuyên bảo người trì giới niệm Phật. Bạn đem ba quyển sách này, số lượng không lớn lý giải thấu triệt, tín thọ phụng hành thì gọi là trì giới, như vậy Niệm Phật mới có thể Vãng Sanh. Trong Hội Biên chú giải nói được nhiều, nói được tường tận, nêu ra rất nhiều thí dụ để chứng minh.

Những việc nêu ra này thực tế mà nói, không thể nêu hết. Trong đây đã nêu ra một số người, chẳng qua là một, hai phần vạn mà thôi. Vào thời đại này, nếu chúng ta tỉ mỉ quán sát thì sẽ thấy thiện ác quả báo rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Người có tâm ý qua loa thì không thể thấy ra được, nhưng người có tâm ý cẩn mật thì rõ như trong bàn tay.

Chúng ta có lỗi lầm, nghiêm trọng nhất chính là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm đều là vì lợi ích của chính mình, khiến cho chúng ta mờ mịt, không thấy được rõ ràng đối với phải quấy, thiện ác.

Đem đoạn ác tu thiện, giáo huấn quan trọng như vậy lơ là đi. Cho nên, dù ngay đời này duyên phận không tệ, được thân người, gặp Phật Pháp, nhất là gặp được pháp môn Tịnh Độ thù thắng, thế nhưng ở ngay trong một đời này vẫn cứ là không thể thành tựu. Bạn nói xem, đáng tiếc dường nào.

Thế gian không có việc gì đáng tiếc hơn so với việc này. Chúng ta, trong lòng của chính mình phải tường tận.

Vậy phải làm thế nào mới được xem là chân thật tu hành?

Tu hành, trước tiên chúng ta phải làm cho rõ ràng ý nghĩa của hai chữ này. Hành là hành vi. Trong Phật Pháp đem nó phân làm ba loại lớn là thân ngữ ý. Thân thể tạo tác, nhất cử nhất động. Đây là hành vi của thân nghiệp.

Khẩu là ngôn ngữ. Ý là tư tưởng, kiến giải, cách nghĩ, cách nhìn của bạn. Đây là hành vi của ý.

Trong hành vi của ba nghiệp, quan trọng nhất là ý nghiệp. Khởi tâm động niệm, nếu như tâm niệm của chúng ta, mỗi niệm vì lợi ích chúng sanh thì đây là thiện.

Nếu như mỗi niệm vì lợi ích chính mình thì đây chính là ác. Lợi ích chính mình, trong đó còn có lợi ích chúng sanh, đây là trong ác có thiện. Lợi ích tất cả chúng sanh, trong đó còn mang theo lợi ích của chính mình, đó là trong thiện có ác.

Chúng ta đều có thể phân biệt rõ ràng thì đoạn ác tu thiện bạn mới có chỗ ngộ nhập. Nhất định phải biết được kiếp người khổ đau và ngắn ngủi, trên Kinh Phật thường nói thế gian vô thường, cõi nước không an.

Người chân thật tường tận, họ sẽ nắm chặt lấy cơ hội này, nắm lấy duyên phận này, đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức. Thiện ác là trong ba cõi. Vấn đề trong ba cõi không giải quyết được thì không thể nào siêu việt ba cõi.

Các bạn phải nên biết, có một số người không có đi học, không biết chữ, dường như là đạo lý gì cũng không hiểu, nhưng lâm chung niệm Phật có thể tự tại vãng sanh.

Không nói quá khứ, chỉ nói hiện tại, hiện tại có không ít người, tôi đã nghe được tổng cộng có mấy mươi người, khi lâm chung biết trước giờ chết, rõ ràng tường tận, đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, tướng lạ hi hữu.

Chúng ta dường như thấy họ đều không quá rõ ràng đối với những đạo lý này, nhưng trên thực tế họ đã vạn duyên buông bỏ. Bạn tỉ mỉ mà quán sát, tâm địa của họ một mảng từ bi, chân thật không có ý niệm tự tư tự lợi, cho nên mới có cái tướng lạ này.

Nếu như mang theo một chút ý niệm tự tư tự lợi, vãng sanh cũng có, nhưng tướng lạ như thế sẽ không có. Sự việc cảm ứng này vi diệu cùng tột. Chúng ta phải tỉ mỉ quán sát, tỉ mỉ thể hội, chăm chỉ nỗ lực phụng hành thì đối với chính mình nhất định có chỗ tốt.

Người không hiểu rõ đạo lý này, cho rằng chính mình đang hành thiện, chính mình đã lìa khỏi ác nghiệp. Loại hiểu lầm này thường hay xem thấy và tồn tại phổ biến. Xã hội hiện nay, mỗi mỗi giai tầng, thật đúng như người xưa đã nói tích phi thành thị, mọi người đều sai.

Mọi người đều sai thì đúng, trong thế pháp miễn cưỡng có thể nói như vậy, nhưng với nhân quả ở trong Phật Pháp chắc chắn sai lầm. Không phải mọi người sai rồi thì thành đúng. Nhân quả không thể bỏ sót bạn, Thiên địa quỷ thần không thể bỏ sót bạn. Trong Chú Giải nêu ra rất nhiều thí dụ. Thí dụ nói tài, tiền tài chánh dụng là giúp đỡ xã hội, nhất là chúng sanh khổ nạn.

Chúng ta xem Tiên Hiền cổ xưa, các Ngài làm thế nào đối mặt với những vấn đề này?

Bạn tích tài được nhiều là do bạn tu tích phước báo. Một người tường tận, người giác ngộ chỉ lấy cái cần thiết, chính mình cần thiết dùng. Một người có tâm từ bi, người có lòng yêu thương, đời sống của chính mình đều rất tiết kiệm, tiền tài dư ra đều có thể giúp đỡ người khác. Nhân sĩ xã hội mà còn như vậy huống hồ là người học Phật.

Thế nhưng thế gian người tốt học Phật cũng có, thí dụ nói, tu tài bố thí như Đại Sư Ấn Quang, Ngài cả đời in Kinh bố thí, ở vào thời đại đó. Thời hiện đại tiến bộ hơn nhiều so với quá khứ, ngoài Kinh Phật ra còn có băng ghi âm, băng ghi hình, hiện tại còn có CD, VCD, đều xem là công cụ lưu thông Phật Pháp, đệ tử Phật gọi là Pháp Bảo.

Đại Sư Ấn Quang tiếp nhận cúng dường của bốn chúng đệ tử, tiền cúng dường chính mình một xu cũng không dùng đến, chuyên môn để làm những việc này, cả đời chỉ làm một việc này. Phương thức của Ngài làm rất tốt.

Tôi nghĩ phương pháp lưu thông không phải Đại Sư Ngài định ra, nhất định là người bên dưới Ngài định ra. Ngài lưu thông, có tặng cho hoàn toàn miễn phí. Đối với những người không có tài lực mua sách, người có đời sống tương đối khó khăn thì hoàn toàn miễn phí.

Người có đời sống tương đối dư giả một chút, Ngài nhận nửa giá lưu thông, còn người giàu có thì Ngài lấy đúng giá lưu thông nửa giá là phân nửa giá vốn.

Do đây có thể biết, lưu thông giá vốn thì Ngài không kiếm được xu tiền nào, tại vì sao có cách làm như vậy?

Mục đích ở đây là cho bạn cơ hội trồng phước, không để bạn lỡ dịp, là ý như vậy, chắc chắn không ở nơi đây nói có kiếm tiền. Hiện tại một số tín đồ có loại quan niệm sai lầm là đem tiền kiếm ra làm tiền vốn, để chế tác in ấn lưu thông tiếp.

Các vị nói xem, cái ý niệm này có đúng không?

Không thể nói không đúng, cũng không thể nói toàn bộ đúng. Theo cái nhìn của thế tục là làm ăn mua bán, cái khái niệm này là đúng, nhưng trong Phật Pháp là không đúng. Trong Phật Pháp các vị phải nên biết, tài dụng đó dùng không hết, dùng không cùng tận, bạn cần gì phải kiếm chút ít tiền này.

Hậu đài của Phật Pháp là Chư Phật Như Lai, cái phước báo đó, thế gian không có người nào có thể so sánh. Các bạn không cần phải xem người khác, chỉ cần bạn bình lặng xem qua cả đời này của tôi đã làm ra. Từ trước đến giờ tôi chưa từng bán qua một quyển sách, không cần nói giá vốn, một phần trăm của giá vốn tôi cũng không nhận.

Bạn xem thấy tiền càng ngày càng nhiều, sách càng in càng nhiều, đây chẳng phải là chứng minh rất tốt hay sao?

Ở Cư Sĩ Lâm, mỗi ngày ngoài ba bữa ăn chính còn có hai buổi điểm tâm. Mỗi ngày có năm lần cúng dường. Hiện tại tôi thấy người đến ăn cơm càng ngày càng nhiều.

Cư Sĩ Lý nói với tôi, mỗi ngày bình quân có đến tám trăm người ăn cơm, tôi thấy hiện tại có hơn một ngàn người. Không hề hỏi người nào một xu tiền, càng ăn càng nhiều. Chúng ta lưu thông Phật Pháp, càng lưu thông càng nhiều, oai thần gia trì của Tam Bảo không thể nghĩ bàn.

Nếu như chúng ta ngay một chút lòng tin này cũng không có, vậy thì chúng ta sai rồi. Cho nên giảng đến đoạn văn bất lý tà kính, bất khi ám thất, tà cùng ám ý nghĩa rất sâu, rất rộng, vô cùng tinh mật. Chúng ta phải có thể thể hội được, phải từ nơi tinh mật này mà làm.

Chân thật làm thiện, chân thật thiện tâm, vì Phật Bồ Tát làm việc, vì tất cả chúng sanh khổ nạn phục vụ, tự nhiên được Phật lực gia trì, tự nhiên được Long Thiên Thiện Thần giúp đỡ. Chúng ta đem Phật pháp giới thiệu cho tất cả chúng sanh khổ nạn, hy vọng những chúng sanh này đều có thể do đây mà được độ.

A Di Đà Phật!

***