Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

PHẬT A DI ĐÀ ĐÚNG LÀ ĐẠI THÍ CHỦ, CHO NÊN PHƯỚC BÁO ĐÓ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

PHẬT A DI ĐÀ ĐÚNG LÀ ĐẠI 

THÍ CHỦ, CHO NÊN PHƯỚC BÁO

 ĐÓ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Vào học trường này hoàn toàn miễn phí, không cần đóng học phí. Phật A Di Đà cũng là đại thí chủ, Ngài cúng dường toàn bộ cho quý vị, bao hết, chỉ cần quý vị chịu đi. Phật A Di Đà đúng là đại thí chủ, cho nên phước báo đó không thể nghĩ bàn, đây là do Ngài nhiều kiếp tu thành.

Lập trường học này là Ngài phát tâm phát bốn mươi tám nguyện, tức là Ngài phát tâm, dùng thời gian năm kiếp để thực hiện, lấy việc thực hành để thực tiển lời nguyện, nguyện này phải làm được, thời gian năm kiếp, bốn mươi tám nguyện mỗi nguyện đều làm được rồi.

Cho nên tâm nguyện và công đức tu hành thành tựu Thế Giới Cực Lạc. Chúng ta phải hiểu đạo lý này thật rõ ràng, không chút hoài nghi, thật sự tin tưởng.

Sanh về Thế Giới Cực Lạc, mặc dù là hạ hạ phẩm vãng sanh ở Cõi Phàm Thánh đồng cư, đạt được bổn nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia trì, mỗi người đều trở thành Bồ Tát A duy việt trí.

Nói cách khác, sự đãi ngộ của Bồ Tát A duy việt trí là Phật A Di Đà cho, không phải bản thân quý vị tu được. Chỉ cần quý vị là Trời người, Bồ Tát ở Cõi Đồng Cư, hay là Bồ Tát ở Cõi Phương Tiện, đều được bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì.

Còn Cõi Thật Báo thì sao?

Cõi Thật Báo bản thân họ đã thành tựu rồi.

Tự mình thành tựu Phật không gia trì cho họ sao?

Khẳng định có gia trì họ, Phật A Di Đà từ bi, chúng ta tin rằng sự gia trì của Ngài bảo đảm quý vị chứng đắc quả vị Diệu Giác. Cho nên Chư Phật trong mười phương đều tôn trọng tán thán, đều tôn xưng Phật A Di Đà là Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương, điều này không sai.

Vì vậy khi học những điều này nên phát tâm, nên cầu sanh Tịnh Độ. Chúng ta xem tiếp đoạn dưới. Thiện giải thế gian vô biên phương tiện. Đây là câu thứ ba trong Kinh Văn ở trước. Câu này nói là sai biệt trí, ở trước nói là căn bản trí, căn bản trí là tổng trì, tổng nhất thiết nghĩa, trì nhất thiết pháp, tự tại vô ngại. 

Sai biệt trí là vô sở bất tri, quý vị thỉnh giáo họ, họ đều biết tất cả, quý vị không thỉnh giáo họ, họ vô sở bất tri, đây là thật. Không ai thỉnh giáo họ, cảnh giới của họ là thanh tịnh tịch diệt, là cảnh giới này.

Quý vị thỉnh giáo họ đó là cảm, họ tự nhiên có ứng với quý vị, trong ứng này có hiện tướng, có ngôn thuyết, thị hiện trí huệ vô lượng vô biên.

Phương tiện là khéo léo, trên thực tế thì phương là phương pháp, tiện là tiện nghi, hai chữ này hợp lại, tức là phương pháp tốt nhất, phương pháp khéo léo nhất. 

Cho nên trong Kinh Điển đại thừa, thường nói phương tiện cộng thêm thiện xảo, phương tiện thiện xảo mới có thể hóa độ chúng sanh. Không có phương tiện thiện xảo, quý vị dùng gì để giáo hóa.

***