Khoâng nghe lôøi ngöôøi treân thieät thoøi ngay tröôùc maêt
Ngöôøi hieàn thieän ñöùc cung kính laõnh hoäi, thöïc haønh
Phaät Phaùp thì khoâng meâ tín, tin saâu nhaân quaû
Cho neân giaûi tröø ñöôïc vaán naïn raát toát

nhanqua.edu.vn

TẠI MỌI TƯỚNG KHÔNG, PHẬT CHUYỂN ĐƯỢC THÀNH MUÔN PHÁP TRÍ, MÀ KHÔNG THỂ DIỆT ĐỊNH NGHIỆP

TẠI MỌI TƯỚNG KHÔNG,

PHẬT CHUYỂN ĐƯỢC THÀNH

MUÔN PHÁP TRÍ, MÀ KHÔNG

THỂ DIỆT ĐỊNH NGHIỆP

Giảng giải: Hòa Thượng Hư Vân
 

Bồ Tát Địa Tạng phát đại thệ nguyện: Chúng sanh độ hết tận, thì mới chứng đạo bồ đề. Địa ngục chưa trống không, thệ không thành Phật. Tất cả Chư Bồ Tát cũng đều phát nguyện như thế.

Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta lên chánh điện, cũng phát nguyện: Chúng sanh vô lượng, thệ nguyện độ phiền não vô tận thệ nguyện đoạn pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Là đệ tử Phật, mọi người phải nên phát nguyện. Chứng quả thâm sâu hay cạn cợt, đều do nguyện lực rộng hay hẹp. Y theo nguyện hành trì, mới định đoạt quả vị lớn nhỏ.

Phật từ chúng sanh mà tu thành. Chúng sanh nếu y theo nguyện mà hành trì, thì đạt được quả bồ đề, tức có khả năng thành Phật. Ai ai cũng có duyên phần thành Phật.

Sao Chư Bồ Tát lại còn phát nguyện độ chúng sanh, độ đến độ lui, độ mãi chẳng hết?

Chữ chúng sanh, do ba chữ nhân hợp thành, tức ba người trở lên thì thành chúng. Con số của chúng sanh, nhiều vô cùng vô tận.

Trong mười pháp giới, trừ pháp giới Chư Phật, chín pháp giới kia đều là chúng sanh. Ba pháp giới như pháp giới Bích Chi Phật, pháp giới Bồ Tát, pháp giới A La Hán, vốn là Thánh Hiền, vì đã xuất ra khỏi biển khổ sanh tử, không còn luân hồi. Sáu pháp giới còn lại như Trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chưa thoát ra khỏi sanh tử.

Trong chín pháp giới, ba pháp giới Thánh Hiền vẫn còn tập khí vi tế cạn cợt, chưa dứt trừ tận, nên thuộc về hàng chúng sanh. Sáu pháp giới bên dưới thì tập khí thâm sâu nặng nề, nghiệp chướng đầy dẫy, nên gọi là chúng sanh khổ não. Những chúng sanh này, chết rồi lại sanh, không khi nào ngừng. Số luợng chúng sanh này, nhiều không thể tính hết.

Thiền Sư Nguyên Khuê ở núi Sùng Nhạc, bảo Thần núi: Phật làm được bảy việc, nhưng không thể làm được ba việc. Tại mọi tướng không, Phật chuyển được thành muôn pháp trí, mà không thể diệt định nghiệp. 

Phật biết được tánh của quần sanh, cùng các sự việc trong muôn ức kiếp, mà không thể hóa độ kẻ vô duyên. Phật độ được hết vô lượng chúng hữu tình, mà không thể độ tận pháp giới chúng sanh. Đó là ba điều mà Phật không thể làm được. Song, định nghiệp thật cũng không lâu. Kẻ vô duyên cũng có kỳ được độ.

Pháp giới chúng sanh vốn không tăng không giảm, lại không có ai làm chủ tể. Có pháp mà vô chủ, tức gọi là vô pháp. Vô pháp vô chủ, tức gọi là vô tâm.

Hôm nay, Ta không dùng thần thông để hiểu Phật, nhưng lại dùng vô tâm mà liễu đạt hết muôn pháp. Chúng sanh vốn không tăng không giảm, nên lúc cứu độ họ, không thể gọi là tận hay bất tận.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ giải thích bốn hoằng thệ nguyện: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ... Tâm tà, cuồn loạn, bất thiện, ganh ghét, ác độc, v.v... là tâm chúng sanh. Tự tánh các ông tự độ, đó gọi là độ chân thật. 

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, tức dùng trí huệ của tự tánh bát nhã, để trừ khử tư tưởng hư vọng. 

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, tức thấy tự tánh, thường hành chánh pháp, đó gọi là học Phật chân chánh.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, tức thường luôn hạ tâm, hành nơi chân chánh. Rời mê rời giác, thường sanh Bát Nhã, trừ chân trừ vọng, tức thấy Phật tánh, tức gọi là thành Phật đạo.

Thiền Sư Phật Quả nói: Bàn về cứu cánh, Phật cũng không lập, sao còn có chúng sanh?

Bồ Đề cũng không lập, sao gọi tạo phiền não?

Người xưa thuyết những lời như thế, sao chúng ta không thể làm được?

Chỉ vì không dám trừ phiền não, xả bỏ chấp trước không nổi, làm chủ không được, chẳng có giác chiếu, nên nơi tự tánh chợt khởi vọng niệm. Nếu quên mất động tĩnh, thì trong nước xanh, trăng sáng được hiện tiền.

Tại Gia Châu, vào niên hiệu Chánh Hòa thứ hai, một hôm sấm sét đánh, chặt đôi tàng cây cổ thụ. Trong đó, có một vị tăng đang nhập định, râu tóc bao quấn chung quanh thân. Vị tăng này được triệu về Hoàng Cung, để phiên dịch Kinh Điển. Quan Kim Tổng Trì phải dùng cây khánh bằng vàng để đánh thức Ngài.

Được hỏi tên tuổi, Ngài bảo: Tên tôi là Huệ Trì, vốn là sư đệ của Pháp Sư Huệ Viễn tại núi Lô Sơn. Trên đường tới núi Nga Mi, ngừng nhập định tại đây.

Được hỏi muốn trở lại nơi nào, Ngài đáp: Tôi muốn trở lại nhập định trong tàng cây xưa. Vua ban chiếu, đem lễ vật biếu tặng.

Nhân đó, Ngài làm kệ:

Bảy trăm năm đến cổ thụ già

Trong định ngưng thở ai biết được

Tranh như mang dép trở về

Tây sanh tử sao nhọc, cây làm da.

Triều Lương Võ Đế, niên hiệu Phổ thông thứ bảy năm trăm hai mươi sáu, Đạt Ma Tổ Sư đi thuyền từ Tây Thiên đến nước Tàu.

Vì cơ duyên vấn đáp của Vua Lương Võ Đế không khế hợp, Tổ bèn vượt sông đến Lạc Dương, cư trú tại Chùa Thiếu Lâm. Sau chín năm ngồi thiền đối diện vách đá, Tổ đem chánh pháp nhãn tạng truyền lại cho Ngài Huệ Khả. Lúc hóa duyên xong, Tổ an nhiên thị tịch.

Đại Chúng xây mộ phần của Tổ tại núi Nhĩ Sơn, và lập Tháp thờ nơi Chùa Thiếu Lâm. Trong năm đó, quan ngự sử Tống Vân của nhà Ngụy trên đường đi sứ từ Thiên Trúc trở về, ngang qua một sườn núi, thấy Tổ đang quảy một chiếc giày trên vai, bước đi lẹ làng.

Tống Vân hỏi Tổ đi đâu?

Tổ đáp: Ta trở về Thiên Trúc. Tống Vân trở về, thuật lại việc này, rồi cùng môn nhân đào huyệt, nhưng thấy quan tài trống không, chỉ còn một chiếc dép. Vua ban chiếu chỉ, đem chiếc dép đó về Chùa Thiếu Lâm thờ phụng cúng dường.

Người sau vẽ tượng thờ Tổ, vai quảy một chiếc dép. Tổ Đạt Ma ngồi thiền đối mặt vách tường. Huệ Trì nhập định. Công phu thâm sâu cạn cợt không đồng.

Công phu thiền định bảy trăm năm, không thể bảo là chẳng thâm sâu, nhưng sao sánh bằng một chiếc dép trở về Tây Thiên của Tổ Đạt Ma. So với thiền định của Thiền Sư Huệ Trì, chúng ta còn thua xa diệu vợi.

Chẳng có chút công phu thiền định, làm sao độ được chúng sanh?

Hãy nỗ lực xả chấp trước, cố gắng dụng công tu đạo.

***